Xem số mệnh, Xem Vận Mệnh, Tử Vi Cải Mệnh Máy phát điện Honda, May phat dien honda

Hiển thị kết quả duy nhất


Ở Việt Nam khí hậu thường có hiện tượng thay đổi thất thường cũng như thời tiết theo mùa khá rõ rệt. Vào mua mưa tại phía bắc thời tiết có thể mưa hay có độ ẩm cao trong nhiều ngày nên thường gây ra hiện tượng thấm dột cho các công trình xây dựng. Để hạn chế hượng tượng thấm dột thì giải pháp sử dụng sơn chống thấm đem lại hiệu quả cao, chi phí thấp. Cùng Vilet tìm hiểu về sơn chống thấm để hiểu hơn về chúng.

1. Sơn chống thấm là gì? dùng để làm gì?

Sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng giúp ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công, xảy ra do các tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm,... Lớp sơn chống thấm này có tác dụng bảo vệ ngôi nhà của bạn, làm tăng tuổi thọ bề mặt tường, sàn… cho bề ngoài ngôi nhà luôn mới đẹp và sạch sẽ.

Mỗi loại sơn chống thấm lại có công dụng khác nhau, ngăn chặn thấm nước trên các bề mặt nằm ngang, thẳng đứng, từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài như một lớp áo giáp kiên cố, sơn chống thấm sẽ bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết.

Sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu khi thi công sẽ giúp gia tăng độ bền của kết cấu công trình. Nhờ đó giúp công trình bền đẹp theo thời gian, hạn chế các chi phí phát sinh như sửa chữa hư hại do thấm dột hay xử lý chống thấm về sau.Sơn chống thấm hiện nay có được rất nhiều ưu điểm và tính năng nổi bật, đặc biệt như chống nấm mốc, chống nóng, chống kiềm và muối hóa..

2. Phân loại các loại sơn chống thấm

Chắc bạn đã cơ bản hiểu về sơn chống thấm là gì và tiếp theo đây mình cùng phân loại sơn chống thấm nhé!

2.1 Phân loại theo gốc

Các loại sơn chống thấm hiện nay có rất nhiều loại, việc nắm được cách phân loại sơn chống thấm sẽ giúp bạn chọn được loại sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cụ thể sơn chống thấm phân loại theo gốc sẽ gồm 4 loại:

  • Chống thấm gốc xi măng: Gồm 2 loại là chống thấm gốc xi măng một thành phần và chống thấm gốc xi măng hai thành phần. Ưu điểm của loại chống thấm này là độ bám dính bề mặt, khả năng chống chịu nước và tuổi thọ đều rất cao. Tuy nhiên cũng nhược điểm là khả năng chịu chấn động rung lắc kém, vì chống thấm gốc xi măng không co giãn được. Vậy nên bạn cần cân nhắc.
  • Chống thấm gốc Bitum Polymer: Gồm 2 loại là chống thấm dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước và chống thấm dạng màng khò. Loại chống thấm này có ưu điểm là thi công nhanh, không kén các bề mặt sơn. Tuy nhiên độ bền, tuổi thọ và các nối màng có phần kém hơn các loại chống thấm khác.
  • Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu: Loại chống thấm này có rất nhiều ưu điểm như: độ bám dính tốt, khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong, có độ bền cao và rất đa năng sử dụng trong mọi sự cố chống thấm. Nhược điểm duy nhất của loại chống thấm này là giá thành tương đối cao.
  • Chống thấm gốc PU-Polyurethane: Đây là hợp chất chống thấm hai thành phần dạng lỏng, gốc nhựa có dung môi, đa tính năng. Chống thấm gốc PU có khả năng bám dính, độ che phủ bề mặt, độ đàn hồi cao. Nhờ vậy các vết nứt được che phủ hiệu quả mà không bị thấm dột. Tuy nhiên giá thành của loại chống thấm này cũng cao hơn so với các loại chống thấm khác.

2.2 Phân loại theo vị trí sử dụng

Sơn chống thấm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ căn nhà khỏi nắng mưa, ẩm ướt, nấm mốc. Tuy nhiên việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà lại chưa được để ý bởi nhiều người quan niệm chỉ cần bảo vệ ngôi nhà từ bên ngoài là đủ. Đây là một kiến thức sai lầm, vì thế hãy cùng Sơn Vilet tìm hiểu thông tin hữu ích ngay trong bài viết sau nhé.

Sơn chống thấm nội thất (bên trong nhà)

Tại sao cần sơn chống thấm trong nhà?

Sơn chống thấm trong nhà thực chất là rất cần thiết và mang đến rất nhiều ưu điểm mà bạn chưa biết, cụ thể:
  • Bên trong nhà cũng có nhiều khu vực phải thường xuyên tiếp xúc nhiều với nước, ẩm thấp như nhà vệ sinh, hệ thống đường ống nước... Những vị trí này nếu không được sơn chống thấm bảo vệ sẽ khiến nước xâm nhập vào gây phá vỡ cấu trúc, hư hại công trình, vì thế việc xử lý chống thấm ngay từ ban đầu cho công trình là rất cần thiết.
  • Khí hậu miền Bắc nước ta có mùa nồm, khiến tường dễ bị ẩm, làm xuất hiện nấm mốc thậm chí là có nước đọng chảy thành dòng ở trên tường. Sử dụng sơn chống thấm trong nhà chính là một biện pháp hữu hiệu bảo vệ các mảng tường không bị nước xâm lấn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy.
  • Giá thành của các loại sơn chống thấm trên thị trường hiện nay cũng khá hợp lý, phục vụ được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Sơn chống thấm nội thất thường tối ưu các khả năng chống kiềm hóa, muối hóa và khả năng chịu nước cho kết cấu. Việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà kết hợp với chống thấm ngoại thất sẽ bảo vệ tối ưu cho công trình trước các nguồn thấm, hạn chế các hiện tượng rạn nứt, bong tróc sơn, hư hại kết cấu do nguồn ẩm xâm nhập.Đối với khu vực thường xuyên tiếp xúc với nướcVới các vị trí thường tiếp xúc với nước như nhà tắm, bể bơi… thì cần được chú trọng chống thấm ngay từ khi thi công thì kết cấu mới bền vững, không bị xâm lấn, hạn chế thấm dột tốt nhất.
  • Đối với bề mặt tường tiếp xúc với nguồn ẩm nhiều như nhà tắm thì có thể lựa chọn lát đá để chống nước thấm vào kết cấu. Để có hiệu quả cao hơn thì khách hàng nên sử dụng sơn chống thấm một lớp rồi mới tiến hành lát đá. Lúc này mảng tường vừa được lớp sơn chống thấm bảo vệ, vừa được lớp gạch lát chống lại sự tác động của nước, giúp kéo dài tuổi thọ hơn cho kết cấu tường.
  • Đối với vị trí sàn nhà có tiếp xúc với nhiều nguồn ẩm khác nhau. Khách hàng cũng được khuyến khích nên sơn một lớp chống thấm trước khi lát đá để có thể bảo vệ nền gạch trước sự xâm hại của các nguồn ẩm. Khi đã được sơn chống thấm rồi thì sẽ không còn lo lắng nền nhà xảy ra hiện tượng gạch bị trồi sụt do sự tác động của nguồn ẩm gây phá vỡ cấu trúc nền bên dưới.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn các loại chất chống thấm, sơn chống thấm chất lượng và nổi tiếng như Sơn Vilet để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Đừng vì tham rẻ mà dùng những loại vật liệu kém chất lượng dẫn đến ngấm nước, khắc phục xử lý rất tốn kém.

Với tường trong nhà

Với những mảng tường trong nhà thì bạn cũng cần sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng để xử lý nguồn thấm một cách triệt để.Sơn chống thấm ngoại thất (bên ngoài nhà)Sơn chống thấm ngoại thất là lớp sơn được phủ bên ngoài ngôi nhà của bạn, ngoài ngăn chống thấm ẩm cho ngôi nhà của bạn còn còn có thể là lớp sơn trang trí cho bên ngoài công trình. Lựa chọn được loại sơn chống thấm bên ngoài phù hợp sẽ là chìa khóa bảo vệ vẻ ngoài mới đẹp và chắc chắn cho ngôi nhà, mỗi cách chống thấm sẽ có những ưu nhược điểm riêng.