Hiển thị tất cả 4 kết quả


Sơn ngoại thất Vilet hay sơn ngoài trời Vilet là dòng sơn được nghiên cứu để có được những ưu điểm để có thể đáp ứng được các yêu cầu giúp bảo về ngôi nhà tốt hơn, mặc dù phải chịu nhiều tác nhân gây hại từ môi trường. Hiểu sơn ngoại thất là gì sẽ giúp bạn biết được tầm quan trọng lớp sơn này trong việc bảo vệ nhà khỏi sự tác động của thời tiết. Vậy làm sao để chọn được loại sơn ngoại thất tốt nhất cho ngôi nhà của mình? Hãy cùng Sơn Vilet tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Sơn ngoại thất là gì?

Sơn ngoại thất là dòng sản phẩm dùng cho bề mặt bên ngoài ngôi nhà hoặc công trình làm việc. Loại sơn này có đặc điểm nổi trội là khả năng chống chịu được các tác động khắc nghiệt của thời tiết.
  • Khả năng chống thấm: Sơn ngoại thất có khả năng chống ẩm và chống thấm hiệu quả. Từ đó giúp bảo vệ lớp sơn không bị phá vỡ cấu trúc, hạn chế hiện tượng bong tróc, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho công trình.
  • Khả năng chống nấm mốc: Sơn ngoại thất có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm mốc cho bề mặt công trình, giúp cho bề mặt luôn sáng bóng và bền màu.
  • Khả năng chống kiềm hóa: Kiềm hóa là hiện tượng xuất hiện các mảng loang ố, bạc màu thành từng mảng trên bề mặt tường. Sử dụng sơn ngoại thất sẽ giúp hạn chế hiện tượng này, đảm bảo tính thẩm mỹ công trình.
  • Khả năng chịu mài mòn: Dưới tác động khắc nghiệt của tự nhiên và bụi bẩn việc chống bán bẩn và chụi mài mòn giúp cho ngôi nhà luôn sạch sẽ sau mỗi trận mưa

Quy trình sơn ngoại thất giúp tăng độ bền cho sơn, kéo dài tuổi thọ công trình

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sạch, khô, ổn định
  • Đảm bảo rằng bề mặt phải khô, độ ẩm dưới 6% theo thang đo Sovereign và 60% theo Lutron.
  • Tẩy rửa sạch các vết bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc... bằng cách vệ sinh bằng chổi, máy hút bụi và khăn mềm.
  • Chỉnh sửa bề mặt (nếu cần thiết): trám các lỗ rỗng, các vết nứt, lỗ mọt… và để khô 72 giờ trước khi trét bột trét.
Bước 2: Bột trét
  • Trét bột trét lớp thứ nhất: Trộn bột bả - bột trét theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sau đó tiến hành trét bột trét lớp thứ nhất lên bề mặt. Độ dày màng ướt khoảng 0.8 - 1mm (độ dày màng khô khoảng 0.5 - 0.6 mm).
  • Trét bột trét lớp thứ hai: Để khô trong vòng 16h ở 30 độ C hoặc cho đến khi định hình thì mới tiến hành trét lần 2 với độ dày tương tự.
  • Kiểm tra bề mặt: Đảm bảo độ dày màng khô < 1mm, và bề mặt khô ráo, ổn định.
  • Xả nhám: Để đảm bảo bề mặt phẳng và mịn.
  • Kiểm tra lần cuối: Bề mặt phẳng, mịn, khô ráo và ổn định thì tiến hành sơn.
Bước 3: Sơn lót
  • Chuẩn bị sơn lót ngoại thất, pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu cần)
  • Sơn lót: Sơn một lớp sơn lót lên bề mặt, đảm bảo mang sớn phủ đồng đều
  • Để khô: Để khô trong 2 giờ ở nhiệt độ 30 độ C (với sơn nước) hoặc 4 giờ (với sơn dầu)
  • Kiểm tra bề mặt: đảm bảo màng sơn phủ đồng đều và bề mặt khô, ổn định.
Bước 4: Sơn hoàn thiện lớp 1
  • Chuẩn bị sơn, pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (nếu cần).
  • Sơn lớp sơn ngoại thất lên toàn bộ bề mặt, đảm bảo màng sơn phủ đồng đều.
  • Để khô: Để khô trong 2 - 4 giờ (tùy theo sản phẩm) ở 30 độ C hoặc tùy theo tài liệu kỹ thuật của từng loại sơn.
Bước 5: Sơn hoàn thiện lớp 2
  • Sơn lớp ngoại thất thứ 2 lê bề mặt sơn, đảm bảo bề mặt phủ đồng đều.
  • Để khô trong 2 - 4 giờ (tùy theo sản phẩm) ở 30 độ C hoặc tùy theo tài liệu kỹ thuật của từng loại sơn.
Bước 6: Hoàn thiện
  • Kiểm tra: Đảm bảo bề mặt sơn láng mịn, màu sắc đồng đều. Nếu màu sơn quá đậm có thể thi công thêm 1 lớp hoàn thiện nữa để đảm bảo tính che phủ của màng sơn.
  • Để bề mặt khô và ổn định: trong thời gian 7 ngày ở 25 độ C.

2. Phân loại sơn ngoại thất

Có rất nhiều yếu tố cần phải cân nhắc khi lựa chọn sơn ngoại thất cho căn nhà của bạn. Tất nhiên vẻ bề ngoài là quan trọng, nhưng lớp sơn phủ còn là lớp bảo vệ cho tổ ấm của bạn. Lớp sơn sẽ bảo vệ ngôi nhà bạn khỏi tác động của thời tiết, của côn trùng, nấm mốc cũng như tránh thiệt hại cho lớp trát tường bên trong.Có rất nhiều loại sơn ngoại thất khác nhau và để lựa chọn được đúng loại mình cần, bạn hãy lưu ý những đặc điểm của mỗi loại dưới đây.

Sơn gốc nước và sơn gốc dầu

Chất kết dính sắc tố trong sơn giúp phân biệt các loại sơn khác nhau, đó là sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Bạn có thể sơn sơn dầu lên trên sơn nước nhưng không thể làm ngược lại. Với sơn gốc nước, bạn có thể làm sạch vết sơn, chổi lăn, cọ sơn với nước; với sơn gốc dầu bạn sẽ cần đến những chất rửa và dung môi chuyên dụng hơn. Mặc dù sơn gốc nước sẽ nhanh khô hơn, ít mùi, an toàn sức khỏe hơn nhưng sơn gốc dầu sẽ cho độ bền cao hơn, chống bám dính bụi bẩn và chịu chùi rửa tốt.

Độ bóng bề mặt sơn ngoại thất

Sơn cũng có thể được phân loại theo độ bóng bề mặt sau khi khô. Bạn có thể tìm thấy các loại sơn được ghi nhãn “mờ”, “bán bóng”, “bóng” , “siêu bóng”. Điều này giúp bạn biết bề mặt sơn sau khi khô sẽ trông như thế nào, đồng thời với mỗi loại bề mặt cũng sẽ có mức độ chịu chùi rửa khác nhau.
  • Sơn mờ sẽ có độ hấp thụ ánh sáng tốt nhất và do đó sẽ giúp giấu đi những điểm khiếm khuyết của tường tốt nhất; mặt khác, sơn mờ dễ lưu lại vết bẩn trên tường hơn. Sơn mờ phù hợp cho sơn các khu vực ít bị va chạm đến như trần nhà, phòng ngủ người lớn, … và không nên dùng để sơn ngoại thất.
  • Sơn bóng nhẹ có bề mặt phản chiếu ánh sáng tương tự như vỏ trứng, tốt hơn sơn mờ và có thể chịu chùi rửa tốt hơn. Loại sơn này có thể dùng để sơn ngoại thất nhưng cũng không phải là một phương án tối ưu.
  • Sơn bán bóng  có độ bám bẩn thấp, dễ dàng lau chùi và để lại bề mặt bóng tương đối vì thế bạn nên sử dụng cho hành lang, cầu thang, phòng tắm, …
  • Sơn siêu bóng có độ bám bẩn thấp nhất và cũng dễ dàng chùi rửa nhất, phù hợp để sơn những khu vực tường ngoài dễ bị bám bẩn như gần khu trẻ em chơi đùa, gần vườn, ... Loại này sẽ tạo bề mặt rất bóng, phản chiếu ánh sáng tốt, và do đó nó sẽ dễ làm lộ một số khuyết điểm của tường.

3. Kinh nghiệm chọn sơn ngoại thất

Lớp sơn ngoại thất rất quan trọng bởi vì đây là lớp sơn chịu trực tiếp các tác động từ môi trường. Vì vậy khi lựa chọn sơn ngoại thất cần lưu ý những điều sau:
  • Chọn thương hiệu uy tín: Sản phẩm sơn của thương hiệu uy tín sẽ đảm bảo có độ bám dính tối ưu trên bề mặt. Đồng thời, màu sơn sẽ bền màu, hạn chế phai màu, giữ vẻ đẹp bền lâu cho công trình.
  • Chú ý tính an toàn: Nên chú ý tìm hiểu và chọn loại sơn không chứa các chất độc hại như kim loại nặng, thủy ngân, chì,... đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
  • Có đa dạng màu sắc để bạn lựa chọn: Các loại sơn ngoại thất tốt cần đáp ứng đa dạng màu sắc để bạn có thể chọn được màu phù hợp với sở thích và thiết kế của công trình.
  • Giá thành phù hợp: Lựa chọn sản phẩm sơn có giá thành phù hợp với khả năng kinh tế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các sản phẩm sơn ngoại thất đắt tiền có chất lượng cao sẽ giúp người dùng tiết kiệm chi phí về lâu dài cho các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa.
Đặc biệt: Hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)Hiện nay vấn đề môi trường được người tiêu dùng quan tâm hơn bao giờ hết. Vì thế một số hãng sản xuất sơn hàng đầu đã tiến hành nghiên cứu, cải tiến công nghệ để giảm hàm lượng VOCs trong dung môi sơn, giảm lượng khí thải độc hại trong quá trình sơn khô.Những loại sơn thân thiện với môi trường thường được dán nhãn “low VOCs”. VOCs gây ra các tổn thương cho bộ phận nội tạng, đặc biệt là thận, phổi và gan. Mặc dù sơn “low VOCs” là an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường, giá của loại sơn này cũng cao hơn so với các loại sơn thông thường.Đặc biệt với sơn ngoại thất của Vilet Paint, các chỉ số hàm lượng VOCs đều đạt mức thấp hơn 5 lần so với mức tiêu chuẩn “low VOCs”.
Sơn ngoại thấtWeatherGardVOCs < 50 g/L
SuperGardVOCs < 50 g/L

4. Lưu ý về điều kiện thời tiết khi sơn ngoại thất

Ánh nắng mặt trời

Vào những ngày nắng lớn bạn không nên tiến hành sơn ngoại thất để đảm bảo lớp sơn đều và không bị bong tróc. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sơn sẽ khô cực nhanh và để lại vệt chổi / con lăn trên mỗi đường bạn sơn, và bạn cũng không thể sửa chữa được vì sơn đã khô. Việc sơn khô quá nhanh cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền và độ bám của sơn.​

Gió

Điều thứ hai nên tránh đó là gió to. Hãy chọn những ngày càng lặng gió càng tốt. Tương tự như lưu ý đầu tiên, gió lớn sẽ làm sơn khô nhanh. Hơn nữa, gió sẽ dễ cuốn bụi làm bám dính lên lớp sơn mới còn ướt gây mất thẩm mỹ và mất độ mịn của tường.

Nhiệt độ

Bạn phải lưu ý cả nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất đảm bảo cho quá trình thi công sơn do hãng sản xuất đề ra. Thông thường với mỗi loại sơn sẽ có khoảng nhiệt độ phù hợp khác nhau, phổ biến là 10 – 35o C. Sơn khô tốt nhất khi độ ẩm khoảng 40 – 70%.Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể khiến sơn không kết dính tốt, dễ gây ra bong tróc. Sơn nước đặc biệt khó thi công ở điều kiện thời tiết nóng vì khô quá nhanh và khó sửa lỗi.​

Mưa

Tất nhiên bạn sẽ không nên sơn vào ngày được dự báo sẽ có mưa vì lớp sơn sẽ có nguy cơ bị trôi đi.
Yêu cầu Báo giá